Nội Dung Bài Viết
✧✧✧✧✧Sản Phẩm Liên Quan✧✧✧✧✧
“Một Số Phương Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hiệu Quả Cho Cây Cảnh”
Các loại bệnh bao gồm: Bệnh không truyền nhiễm ( hay bệnh sinh lý) và bệnh truyền nhiễm (hay bệnh ký sinh)
– Bệnh không truyền nhiễm là bệnh không lây lan và do nhiều nguyên nhân gây ra như: nhiệt độ, độ ẩm, đất đai, phân bón không thích hợp. Muốn phòng trừ những bệnh hại này chỉ cần nâng cao điều kiện sinh trưởng, cải thiện các biện pháp trồng.
– Bệnh truyền nhiễm là những bệnh lây lan do các sinh vật gây ra như nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. Những sinh vật đó có thể sinh sản và lây lan trong điều kiện thuận lợi chúng có thể lây lan nhanh, tác hại nghiêm trọng.
✧✧✧✧✧Các Bài Viết Liên Quan✧✧✧✧✧
– Sự phát sinh bệnh truyền nhiễm cũng do môi trường không sạch, cỏ dại nhiều, bệnh lây nhanh. Chỉ có cải thiện điều kiện môi trường, cải tiến kỹ thuật trồng cây mới làm cho cây khoẻ, nâng cao tính chống chịu bệnh, giảm bớt nguồn lây bệnh. Cây cảnh thường gặp một số bệnh như sau:
* Bệnh phấn trắng:
Phát sinh trên lá và cành nón, cuống hoa, cuống chồi. Bộ phận bị bệnh được phủ lớp bột trắng, lá non và hoa xoăn lại, bệnh nặng có thể làm cho cây chết. Bệnh qua đông trên chồi, cành bệnh và lá rụng. Khi nhiệt độ 18-25°C sẽ sinh ra bào tử lây lan xâm nhiễm. Tháng 6-8 hình thành hang loạt bào tử và tái xâm nhiễm. Nếu bón nhiều phân nitơ, đất thiếu canxi hoặc đất cát khô đều có thể làm cho bệnh phát sinh. Những nơi thiếu ánh sang, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió cũng làm cho bệnh nặng thêm. Những nơi biến đổi nhiều, đất khô phá hoại tác dụng bốc hơi bình thường, làm giảm sức căng mô tế bào làm giảm sức chống chịu bệnh, bệnh cũng nặng dần. Ta thường gặp một số bệnh phấn trắng cây hoa hồng, cây hoa cúc.
– Kỹ thuật phòng trừ: (1) Chọn cây không bệnh; (2) Tăng cường quản lý, kịp thời tưới nước, thông gió; (3) Mùa đông cắt lá cành khô đốt đi; (4) Phun thuốc.
(a) Đầu xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3-40Be
(b) Kỳ phát bệnh phun Topsin 0,1% hoặc Bavistin 0,1%/ hoặc Microthiol Special 80WG phun cho hoa từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày.
* Bệnh gỉ sắt:
Hình thành bào tử bám trên cành non và gốc lá, thời kỳ đầu phiến lá và cuống hoa có các đốm sùi lên, vỏ nứa và bào tử hạ màu vàng bay a. Nấm qua đông bằng bào tử đông và sợi nấm trên mô bệnh. Tháng 6-7 khi nhiệt độ 24-25oC, độ ẩm 85%, bệnh gỉ sắt sẽ phát sinh và lây lan. Trong các khu vực quanh năm ấm áp, bào tự hạ có thể qua đông và thành nguồn lây lan. Những nơi quản lý cây kém, trồng quá dày không thoáng gió, thiếu ánh sang, tích nhiều nước trong đất, nghèo dinh dưỡng hoặc bón phân quá nhiều rất dễ bị bệnh gỉ sắt. Ta thường gặp bẹnh này trên các loài cây hoa hồng, cây hoa cúc, cây cẩm chướng, lưỡi đông (đuôi diệc).
– Kỹ thuật phòng trừ: 1) Chọn cây không bị bệnh để trồng; 2) Tăng cường quản lý, bón phân hợp lý, cắt tỉa cành bệnh, đốt đi; 3) Phòng trừ bằng thuốc: đầu mùa xuân phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3-4oBe, mùa sinh trưởng phun Zineb hoặc Topsin 0,1%
* Bệnh bồ hóng:
Thường được thấy trên lá cây hoa trà, làm mốc đen cả cây và ảnh hưởng đến quang hợp của lá cây. Lớp bột đen trên lá là những vỏ túi kín, sợi nấm, bào tử phân sinh, bào tử túi qua đông thành nguồn xâm nhiễm ban đầu. Các chất tiết của rệp sáp, rệp ống đều có thể kích thích bào tử nảy mầm. Bào tử và sợi nấm lây lan nhờ gió, côn trùng và xâm nhiễm lại.
– Phương pháp phòng trừ: Cần tiến hành tỉa cành định kỳ, để nơi thông thoáng và đủ sang. Bệnh bồ hóng liên quan mật thiết với rệp ống, rệp sáp, nhện đỏ, tiêu diệt các loài sâu hại này sẽ làm giảm bệnh bồ hóng. Khi dùng thuốc trừ sâu có thể thêm 0,01% thuốc tím để trừ nấm bồ hóng.
* Bệnh đốm lá:
Gây hại trên lá tạo nên các đốm tròn, màu tím, đỏ, nâu, đen, xám, trắng có viền mép rõ rệt. Trên đốm có các chấm nhỏ đen tạo thành các vân vòng hoặc không có vân vòng đồng tâm. Bệnh qua đông trên xác cây bệnh trong đất. Mùa xuân năm sau lây lan gây bệnh, tháng 8-9 bệnh lây lan nặng. Ta thường gặp bệnh này trên lá cây cẩm chướng, cây hoa cúc, hoa hồng, cây hoa lan.
– Kỹ thuật phòng trừ: 1) Chọn cây không bị bệnh để trồng; 2) Luân canh trong 2 năm tăng cường bảo vệ lá mới; 3) Phun thuốc: Nước Boocđô 0,1% hoặc thuốc bột thấm nước Maneb 0,1% hoặc Daconil 0,1%.
* Bệnh mốc xám:
Có thể gây bệnh trên lá, hoa, cành. Bộ phận bị bệnh hình thành lớp mốc màu vàng hoặc màu xám, thân cây bị bệnh có thể bị thối gãy và làm cho cả cây bị chết. Bệnh qua đông bằng hạch nấm trong đất, mùa xuân hình thành bào tử lây lan nhờ gió, mưa. Cây trồng nhiều năm, bón phân nitơ quá nhiều, trồng quá dày, thiếu ánh sáng, không thoát nước bệnh sẽ rất nặng. Ta thường gặp bệnh này trên cây hoa hồng, cây hoa trà.
– Kỹ thuật phòng trừ: 1) Cần khử trùng đất trước lúc trồng; 2) Phun thuốc: Zineb 0,2% hoặc Daconil 0,2%; 10 ngày phun 1 lần, phun 2-3 lần.
* Bệnh thối cổ rễ:
Phát sinh trên cây con là chính, nhưng có thể gây ra trên cả các giai đoạn khác làm thối hạt, thối mầm, cây đổ và chết đứng. Bệnh qua đông trong đất làm nguồn xâm nhiễm. Khi nhiệt độ 23°C -32°C, cây con vừa lên được 20 ngày, gặp mưa nhiều, thiếu ánh sáng bệnh sẽ phát sinh phát triển. Thường gặp bệnh này trên cây hoa cúc.
– Kỹ thuật phòng trừ: 1) Chọn đất mới hoặc khử trùng đất; 2) Kịp thời khử bỏ cây bị bệnh, sử dụng phân hoai không mang nấm bệnh; 3) phun thuốc: dùng Zineb 0,2%, khi mới bị bệnh phun Captan 0,2% hoặc Daconil 0,1%.
* Bệnh thối nhũn do vi khuẩn:
Phát sinh chủ yếu trên cây cảnh rễ củ, rễ chùm, sau khi thối thường có mùi. Bệnh làm cho lá, thân cây phình nước, màu sẫm, mềm có chất nhầy, cắt cây có ống dẫn màu nâu đen, bệnh nặng có thể thấy chất nhầy màu trắng sáp và có mùi thối. Bệnh qua đông trong đất và nước tưới, lây lan nhờ côn trùng, xâm nhập qua vết thương. Vi khuẩn gây bệnh tiết ra chất độc làm cho các tế bào bị chết. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển vi khuẩn là 27-30oC, thời tiết ấm, đất nhiều nước có lợi cho vi khuẩn sinh sản, lây lan, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, không thoáng gió thường hay có bệnh này. Ta thường gặp ở trên cây loa kèn, cây tai thỏ, cây cẩm chướng.
– Kỹ thuật phòng trừ: 1) Trước khi cất trữ giống cần khử trùng bằng 1:80 Formalin và chú ý thông gió, bảo đảm khô mát; 2) Cần khử trùng đất trước khi đem vào chậu; 3) Trước khi trồng củ nên khử trùng bằng Streptomicin 700 đơn vị/ml, ngâm 30-60 phút; 4) Trong thời kỳ sinh trưởng nếu thấy bệnh phải cắt bỏ ngay.
* Bệnh virus:
Bệnh cây do virus gây ra được gọi chung là bệnh virus. Rất nhiều loài cây cảnh bị bệnh virus như cây thủy tiên, cây cẩm chướng, cây loa kèn. Bệnh virus gây ra làm giảm sản lượng, gây tổn thất rất lớn. Bệnh virus thường có 3 loại hiện tượng: làm mất màu gây ra khảm lá hoặc vàng lá; mô bị chết thối; xoăn lá, lá cành nhỏ lại.
– Phương thức lây lan: Thông qua nhựa cây do tiếp ghép, chuyển cây, tỉa cành; lây lan nhờ côn trùng miệng chích hút như ve, rệp; thông qua vẩy của cây cảnh.
– Phương pháp phòng trừ: Hiện nay chưa có thuốc hoá học để phòng trừ, nên ta phải lấy phòng là chính, tiêu diệt nguồn xâm nhiễm, tăng cường kiểm dịch, tăng cường chăm sóc quản lý, có thể dùng coc 85 xịt đều trên lá và thân kết hợp với phân bò ủ hoai mục để phục hồi sức đề khác cho cây lúc phát bệnh.
* Bệnh nấm hồng:
– Để tăng độ thông thoáng, giảm bớt ẩm độ trong tán lá và tăng cường ánh sáng trực xạ cho vườn cây chúng ta cần trồng cà phê ở mật độ hợp lý, thường xuyên loại bỏ những cành nằm khuất trong tán lá, hoặc những cành bị sâu bệnh
– Bố trí hệ thống thoát nước hợp lí để giảm độ ẩm trong mùa mưa tránh tạo điều kiện cho bệnh phát sinh
– Thường xuyên cắt bỏ những cành đã bị bệnh và đưa ra khỏi vườn cây tiêu hủy, tránh bệnh lây lan
– Thường xuyên đi thăm vườn, kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời và sử dụng thuốc hóa học để điều trị sớm nhất
– Phương pháp phòng trừ
Nếu phát hiện bệnh phát sinh trên những cành cây lớn thì bạn cần sử dụng ngay thuốc: Bordeaux, Saizole 5SL, Anvil 5SC, … pha với nồng độ 5% để quét lên cành, hai lần mỗi lần cách nhau 10 ngày hoặc dùng vôi nguội để quét trực tiềp trên thân cây.
Nếu phát hiện bệnh phát sinh trên những cành cây nhỏ bạn có thể pha thuốc trên với tỉ lệ được in trên nhãn thuốc rồi phun vào những vùng bị bệnh. Bạn có thể pha thêm 2% dầu khoáng SK Enspray 99EC phun định kỳ 14 ngày/1 lần đến khi bệnh được trị hoàn toàn.
* Bệnh nấm trắng:
Thường xuất hiện trên thân cây và nhánh
Điều kiện thích nghi: có nhiệt độ ẩm ướt gần nơi trang trại chăn nuôi
Đặc điểm: có hình đốm trắng , hoặc đốm xanh trên thân.
– Biện pháp phòng trừ: pha loãng vôi với nước và quét thấm đều trên thân tưới nước ướt đều trên thân cây sẽ quét vôi nhanh thấm hơn
( lưu ý: sử dụng vôi nguội không quét vôi nóng)